Nước mắm nhỉ (2)

Vẫn là ngày 5…

Py gập lại lap, tay cầm ly cà phê đã được Bạn trẻ PO thêm giúp đá và bước nhanh vào phòng họp. Bạn trẻ PO đang loay hoay cắm máy chiếu, nghe tiếng mở cửa thì vội lên tiếng:

Bạn trẻ PO: Em ngồi với chị thêm buổi này nữa là đủ, về sau thì em tự quẩy, chắc cũng ổn.

Anpy: Ừm, được mà! Cám ơn Bạn trẻ lấy đá cho chị nha.

Lúc này thì file spreadsheet đầy màu sắc đã hiển thị trên màn hình, Bạn trẻ hăng say trình bày qua từng đầu mục, xác nhận lại những thông tin quan trọng, khoảng 20 phút sau thì toàn bộ những ô được đánh dấu đỏ đã chuyển xanh.

Bạn trẻ PO: Xong, em không spam chị nữa.

Anpy: Yên tâm, sau mấy ngày nữa não chị tự động reset, em có hỏi chị cũng chưa chắc nhớ gì đâu. 

Bạn trẻ PO: Sao tâm huyết dữ vậy chị, giờ chị lười một chút cũng không ai nói gì.

Anpy: Haha, chị nói rồi, chị là chai nước mắm nhỉ, thơm ngon đến giọt cuối cùng.

Mặt bạn trẻ sượng lại đôi phần, một bên chân mày nhướng cao.

Anpy: Đơn giản là chị kính nghiệp thôi. Đã đi làm thì làm cho đàng hoàng, ngày đầu hay ngày cuối cũng vậy. Như chị thì chị chọn “tâm huyết”, “trách nhiệm” là giá trị cốt lõi, nên dù có xảy ra chuyện gì đi chăng nữa chị sẽ vẫn đi theo giá trị của mình. Với lại mỗi công ty thật ra giống như trạm dừng chân thôi, những người mình gặp ở đây có thể sẽ gặp lại ở nơi khác, hoặc cũng có thể là người ảnh hưởng đến cơ hội tương lai của mình. Nói chung là cứ làm việc đàng hoàng thì không thiệt thòi chỗ nào.

Bạn trẻ PO: Hm… Chuyện kính nghiệp thì em nghĩ hợp lý, nhưng mà em vẫn thấy chị làm nhiều thứ quá, team mình cũng ôm nhiều việc hơn hẳn các team khác. Cái gì cũng nên có giới hạn một chút, chứ đâu phải mình làm được là cứ phải làm hết đâu chị.

Anpy: Ừm, không sai. Về chuyện giới hạn chị đang ở vị trí không thích hợp để nói cho lắm. Chị sắp đi rồi, nên mấy vụ scope of work này mấy bạn trẻ phải tự lo thôi.

Phiếm chuyện được vài câu thì hai chị em phải vội thu dọn đồ đạc để nhường phòng họp cho team khác. Py tiếp tục chuẩn bị nốt một vài slide để ngày mai họp với team, nhưng trong đầu thì vẫn lăn tăn về chia sẻ của bạn trẻ. Ừ thì không phải làm được là cứ phải làm hết.

Ngày 4

Hôm nay là ngày họp team cuối cùng, Py cũng đâu đó có nhiều cảm xúc hơn hẳn. Sau khi team điểm qua hết các dự án chính, Py trình bày lại một vài kết quả phân tích về việc cải tiến sản phẩm và làm lại UT như đã chia sẻ với Anh Sếp trước đó.

Anpy: Vụ làm UT này chắc Bạn trẻ PO với Bé Junior incharge giúp chị nha. Template thì để chị share lại, vụ này 1 năm trước mình có làm rồi, có thể bám theo file đó cũng được, tinh chỉnh lại vài chỗ cần thiết thôi. Cái này nếu được thì hai bạn chuẩn bị bảng câu hỏi trước nha, chị sẽ review qua cho, kịp tìm được user thì chị sẽ ngồi phỏng vấn 1-2 users phụ các bạn.

Bạn trẻ PO: Sao mình phải làm lại UT vậy chị?

Anpy: Như chị có share á, hiện tại nhìn số liệu thôi thì thật sự chưa thấy vấn đề, nên ngồi phỏng vấn với users xem có khai thác được gì khác nữa không.

Bé Junior: Em nghĩ cũng không cần thiết làm UT cho lắm. Flow của mình còn đầy chỗ cải thiện mà. Như cái trang danh sách workshop hiện tại đang nhiều thông tin quá, mà filter chỉ theo lĩnh vực, giá tiền, sao mình không thêm lựa chọn workshop theo rating nữa ạ?

Anpy: Cũng là một idea cải tiến, chị nghĩ mình có thể tham khảo thêm các bên khác đang xử lý chỗ filter này thế nào, với tìm cách verify thêm nhu cầu của users về việc filter theo ratings. Nếu xác định làm UT thì có thể interview thêm users về vụ này xem sao.

Bé Junior: Hm… Mình cứ làm luôn rồi nhìn số liệu cũng được mà chị. Cái này chắc không tốn công Dev nhiều đâu. Có thể nói nó  là tính năng cơ bản thôi ạ, app e-com nào cũng có.

Anpy: Ừa, mà filter mới chỉ là một trong nhiều vấn đề có thể cải tiến, nên cần verify lại, chứ không chỉ dựa vào giả định của mình được á.

Bạn trẻ PO: Em cũng nghĩ như Bé Junior. Backlog của mình vẫn còn nhiều cái chưa làm nên cứ theo đó mà làm rồi theo dõi lại số liệu xem sao ạ. Hiện tại trên thị trường mình đang làm gần như tốt nhất rồi, các bên khác nhiều khi còn copy UX của mình thôi. Mà thật ra mô hình của mình cũng mới, hỏi users chưa chắc users biết họ sẽ muốn xài tính năng trông như thế nào đâu ạ.

Một phần trong Py thật sự đồng tình với góc nhìn của các bạn trẻ, vì lần UT này cũng có mục đích phụ là để các bạn tiếp xúc với users thật chứ không chỉ dựa vào nhận định từ bạn bè hay đồng nghiệp. Py nhìn sang Anh Sếp với ánh mắt cầu cứu nhưng anh thì mãi chăm chú vào màn hình laptop. Thôi cũng gần ra đi rồi, diễn nốt vai xấu này cũng chẳng sao.

Anpy: Như vầy hén, backlog của mình lên hồi đầu năm vốn dĩ cũng chỉ dựa vào phân tích số liệu, research các players tương đồng với mình trên thị trường với tổng hợp yêu cầu từ các bên, nên theo chị có thể nó chưa phản ánh đúng nhu cầu của users, hoặc thậm chí đã outdate. Chị hiểu là trong quá trình làm các bạn vẫn có đi phỏng vấn bạn bè nhưng chị vẫn quan ngại việc mình đã phỏng vấn đúng users của mình hay chưa nên mới đề xuất các bạn làm UT. Vì phỏng vấn người quen còn dễ bị bias nữa. Làm UT cũng sẽ có nhiều kỹ thuật nhất định, như Bé Junior chưa từng làm UT nè, có thể làm để biết được cách soạn bảng hỏi, phỏng vấn với debrief ra sao, thêm một góc nhìn khác để verify lại các giả định chủ quan của mình cũng tốt mà. 

Bé Junior: Em chưa làm UT, không đồng nghĩa với việc em giả định sai. Em theo dự án được nửa năm rồi, em nghĩ là mình đủ hiểu về sản phẩm, users để biết cần cải tiến ở đâu. Mình làm sản phẩm công nghệ mà chị, thì cứ làm rồi nhìn số liệu sẽ biết mình có đang làm tốt không. Không nhất thiết cái gì cũng phải đi research từng bước, tốn công nhiều quá mà kết quả trả ra lại giống như giả định ban đầu thì có phải phí sức không ạ.

Đôi chân mày của bạn trẻ cau lại thấy rõ, đến tông giọng cũng thay đổi, cao hơn một chút, nên Py cũng có phần giật mình. Mặc dù biết bạn trẻ này cá tính, có suy nghĩ riêng, nhưng không phải là kiểu dễ dàng nổi nóng như vậy. Đến cả Anh Senior PO cũng vội đánh mắt qua phải nhìn sắc mặt khó chịu của cô bé ngồi bên cạnh rồi đưa tay gõ nhanh trên bàn phím. Trên Telegram có thông báo mới:

Anh Senior PO: Sắp đi rồi còn kiếm chuyện cho người khác làm.

Anpy: Haiza, thì cũng để tốt cho các bạn thôi mà.

Anh Senior PO: Haha, anh đứng ngoài nha, vấn đề people thôi, tự giải quyết đi.

Không khí buổi họp trở nên căng thẳng, Anh Sếp thì vẫn im lặng như bao lần, chỉ là anh cũng ngưng gõ phím, nhìn vô hồn vào màn hình trước mặt như đang chờ đợi thêm tiếng nói khác. 

Anpy: Chị nghĩ hay là…

Bạn trẻ PO: Em đề xuất mình request team BI hỗ trợ vụ UT này ạ, lúc phỏng vấn user thì mình vẫn tham gia để quan sát thao tác của users. Team BI chỉ cần hỗ trợ đến đoạn này, còn việc debrief, báo cáo thì team mình tiếp tục thực hiện ạ.

Py thoáng giật mình vì bị cắt lời, dù vậy, trong lòng vẫn mừng thầm khi thấy các bạn trẻ có thể mạnh dạn nói lên quan điểm của mình. Việc nhờ team BI hỗ trợ không phải Py chưa từng nghĩ đến, vấn đề là năng lực của team PO hiện tại có thể chủ động thực hiện UT để rút ngắn thời gian research, kiểm định các giả định và đưa ra quyết định nhanh chóng hơn. 

Anh Sếp: Anh đồng ý nên làm UT. Task này Bạn trẻ PO với Bé Junior in charge. Các bạn cứ xem lại về workload, có vấn đề nào cần anh hỗ trợ thì cứ nhắn anh. Py theo sát hai bạn giúp anh nhé.

Lại thêm một “mâu thuẫn” tạm khép lại nhờ áp lực của “sếp”. Kết cục như vầy cũng chưa hẳn tệ, vì việc có tiến hành UT ở giai đoạn này hay không khá mang tính quan điểm. Chắc hẳn không chỉ Py mà các bạn trẻ cũng còn nhiều khúc mắt chỉ có thể đợi thời gian giải bày.


Ở tập này Py muốn chia sẻ nhiều hơn một chút về UT, phương pháp UX research đã được nhắc đến tập trước. Đối với Py thì UT là một trong những “bài tập” có ý nghĩa nhất mà Py được thực hiện, về chi tiết hơn, Py sẽ tiếp tục chia sẻ ở phần 3, cũng là phần cuối cùng của chuỗi “Nước mắm nhỉ”.

Ngoài ra trong tập 2 có một từ khóa Py khá tâm đắt: kính nghiệp. Cũng liên quan đến chủ đề này, Py tìm được một đoạn chia sẻ của Thầy Giản Tư Trung ở đây. Tựa đề Video là 5 Đồng, 10 Đồng và Cách Đi Làm Thuê Thông Minh, mong rằng bạn (cũng như Py đã từng) sẽ tìm thấy lời giải phù hợp cho những lăn tăn của mình.


Cám ơn bạn đã nán lại cho đến những dòng cuối cùng này.

Chúc bạn nhiều may mắn và bình an.

Anpy


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *