Elevator Pitch

Theo từ điển Cambridge,” elevator pitch” là một lời giải thích ngắn gọn nhưng hiệu quả nhằm thuyết phục ai đó mua một sản phẩm hoặc chấp nhận một ý tưởng (a short but effective explanation that is intended to persuade someone to buy a product or accept an idea). Mặc dù nghe có vẻ giống kiểu “vũ khí” của những doanh nhân gọi vốn, nhưng thực tế, PO cũng có thể áp dụng công cụ này trong công việc hàng ngày.

Với trải nghiệm của Py, kỹ thuật này mang đến tác dụng “chính” là:

  • Truyền đạt giá trị sản phẩm: PO thường xuyên phải thuyết phục các bên liên quan về giá trị của một tính năng mới, cải tiến sản phẩm, hoặc hướng đi mới. Một elevator pitch hiệu quả giúp PO tóm gọn được lý do tại sao một tính năng cần thiết và giá trị nó mang lại chỉ trong vài câu. Điều này giúp PO truyền đạt thông điệp nhanh chóng, không dài dòng nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa.
  • Tạo sự đồng thuận: Khi có nhiều teams chuyên môn cùng tham gia trong quá trình phát triển sản phẩm, mỗi người sẽ có một góc nhìn khác nhau. Một elevator pitch tốt sẽ giúp các teams đồng hiểu về mục tiêu chung, là cơ sở cho các quyết định quan trọng. Vì để hoàn thành sứ mệnh của nghề, PO không chỉ cần hiểu sản phẩm mà còn cần biết cách làm cho team members cũng thấy hứng thú với nó giống như bạn.

Và tác dụng phụ nhưng cũng đáng lưu tâm đó là kỹ năng elevator pitch giúp PO tập trung vào giá trị cốt lõi của sản phẩm, từ đó ưu tiên đúng tính năng và mục tiêu. Luyện tập kỹ năng này cũng giúp PO tự tin hơn trong việc đưa ra quyết định, bởi khi đã quen với cách trình bày ngắn gọn, bạn sẽ dễ dàng lọc ra những ý chính, đưa ra hướng xử lý phù hợp và nhanh chóng – yếu tố quan trọng trong môi trường Agile. 

Nên với Py, elevator pitch không chỉ là kỹ năng giao tiếp mà còn là công cụ tư duy hữu ích, giúp Py tập trung vào giá trị cốt lõi của sản phẩm/tính năng/giải pháp. Do đó, Py thường dùng “elevator pitch” theo cấu trúc: vấn đề, giải pháp, giá trị.

  1. Vấn đề

Hoặc là dùng số liệu cụ thể, hoặc là ví dụ thực tiễn, elevator pitch nên mở đầu bằng vấn đề mà người dùng đang gặp phải.
Ví dụ: Users có nhu cầu tương tác với ChatGPT theo những cách cá nhân hóa, nhưng ChatGPT hiện tại chỉ cung cấp trải nghiệm mặc định, thiếu sự linh hoạt để đáp ứng các yêu cầu riêng biệt của từng users.

  1. Giải pháp

Hãy dùng những từ vựng “phổ thông” nhất có thể để người nghe có thể dễ dàng tiếp nhận thông điệp qua vài chục giây ngắn ngủi, vì điều quan trọng nhất ở đoạn này là nói được “cách” vấn đề sẽ được giải quyết.
Chẳng hạn, để tiếp nối vấn đề ở trên, phần giải pháp có thể là “Tính năng Customize ChatGPT giúp user hoàn toàn tùy chỉnh phong cách giao tiếp, tone giọng, và các sở thích cá nhân”

  1. Giá trị

Phần kết là vài dòng nêu bật được lợi ích của giải pháp mang đến cho users, teams hoặc lớn hơn là phòng ban hay công ty.
Theo vấn đề và giải pháp đã được đề cập ở trên thì giá trị sẽ là: Cung cấp một trải nghiệm hoàn toàn cá nhân hóa, giúp người dùng tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất và cảm thấy ChatGPT như một cộng sự hiểu rõ nhất nhu cầu của họ. Tính năng này không chỉ nâng cao sự hài lòng mà còn tạo ra những kết quả hiệu quả hơn trong công việc và học tập, thúc đẩy sự gắn bó lâu dài với ChatGPT.

Để “elevator pitch” hiệu quả thì yếu tố tối quan trọng vẫn là người nghe. Đối tượng tiếp nhận thông điệp sẽ chi phối từ cách nói, từ vựng đến cả ngôn ngữ hình thể. Ví dụ đơn giản nhất, khi trình bày với các biz teams như marketing, CS… cần hạn chế sử dụng các technical keywords như API, webhook… mà đơn giản chỉ là phương thức giao tiếp giữa các hệ thống, giải pháp để các hệ thống gửi/nhận thông tin ngay lập tức khi có thay đổi. Vì trên thực tế, những từ khóa này nằm ngoài vùng kiến thức chuyên môn của các teams khác protech, hoặc khái quát hơn, chúng ta không thể đòi hỏi người nghe có nhận thức ngang bằng với người nói.

Về lý thuyết thì – có lẽ – chỉ có vậy, khẩn yếu nằm ở thực hành. Để thoát được “lời nguyền tri thức” cũng đã phải nói và nhận phản hồi nhiều phiên với “người nghe” để dần điều chỉnh cách hành văn, dùng từ. Dĩ nhiên, điều cốt lõi là PO cần giữ sự tập trung của mình ở “vấn đề” chứ không phải “giải pháp” hay “lợi ích”, tức là nếu sai từ mục đầu tiên (đưa ra statement về “issue/fact” chưa được xem là “problem/pain points) thì các đoạn sau cũng sẽ vô nghĩa.

Nói thêm một chút, Py không đề cập elevator pitch như kỹ năng cần có của PO mà chỉ là cách nhìn của Py về một kỹ năng ở chuyên môn khác có thể được áp dụng khi làm nghề như thế nào. Ở khía cạnh nào đó, elevator pitch cũng có nhiều điểm tương đồng với user story, điển hình nhất là cả hai template này đều tập trung vào người dùng. Trong elevator pitch, PO cần làm rõ giá trị của sản phẩm hoặc ý tưởng đối với người nghe, trong khi, user story luôn bắt đầu bằng việc xác định người dùng cụ thể và mô tả mong muốn của họ. Nên dùng “cách” nào cũng vậy, miễn mục tiêu cuối cùng vẫn đảm bảo hiệu quả giao tiếp với teams là được.


Cám ơn bạn đã nán lại cho đến những dòng cuối cùng này.

Chúc bạn nhiều may mắn và bình an.

Anpy


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *