Ví điện tử và ngân hàng số (2)

Nhân vật ba phần thật, bảy phần giả, chỉ có bài học, thông điệp Py được nhận và sự biết ơn của Py với các anh, chị, em đã dành thời gian cho Py là điều chắc chắn nguyên bản.

Anpy

Sau vài năm đi làm thì một trong những tài sản đắt giá nhất Py có được chắc là những group chat với đủ các kiểu biệt danh và rất nhiều góc nhìn xung quanh một vấn đề. Ví dụ như “Hội Sát Phạt”, ban đầu, group được thành lập để dễ cày Liên Quân, dần dần trở thành group trace bug[1] bất đắc dĩ và bất thời không, đến hiện tại, chỉ còn là vài ba câu hỏi thăm, cập nhật tình hình ngành nghề và “tranh luận lành mạnh”. Hội chỉ có ba anh em, anh Dev (Developer) Ma Kết, chị QC (Quality Control) Xử Nữ, và Py – bạn PO Thiên Bình.

Một sáng thứ bảy, khi Py đang tập trung đẩy trụ theo đợt lính siêu cấp ở phút thứ 30 thì messenger cứ liên tục nhảy tin nhắn mới từ “Hội Sát Phạt”.

Chị QC: Moca ngừng hoạt động, lại thêm một người chơi AFK. À không, thật ra là AFK lâu rồi, xem như chính thức xóa game.

Anh Dev: Ừm, cạnh tranh quá mà.

Chị QC: Giờ em toàn xài MoMo trên Grab, còn không thì dùng thẻ. Hồi Moca mới ra có khuyến mãi thì dùng nhiều, giờ thì không.

Chị QC: Tính ra MoMo mạnh thiệt, đi đâu cũng thấy. Lâu lâu lag thôi, mà lag thì em qua app khác, em thấy mấy ví cứ giống giống nhau.

Chị QC: Mấy đứa nô lệ tư bản như em thì app nào rẻ là được.

(Vẫn là) Chị QC: Nên chị vẫn nghĩ ví điện tử vẫn có nhiều lợi thế nha @Py. Định vị là trung gian thanh toán thì dễ đi tích hợp hơn, user lên đó có nhiều sự lựa chọn, so sánh này nọ, nói chung vẫn tiện hơn ngân hàng số.

Anh Dev: Đúng. 

Anh Dev: Cho nên chỗ này “Như em thấy đó, có nhiều dịch vụ hoàn toàn có thể thanh toán trực tiếp từ app ngân hàng rồi, chứ không nhất thiết phải đi qua thêm một lớp trung gian thanh toán làm gì”[2], nó khá cấn nè @Py.

Anh Dev: “Có nhiều dịch vụ” – meaning không phải là tất cả dịch vụ. Đến một thời điểm app của Ngân hàng có dịch vụ X trong khi MoMo đã có dịch vụ X trước đó và người dùng đã dần quen rồi thì việc cần duy trì và cải thiện là tốc độ hoàn thành; chất lượng dịch vụ; hỗ trợ nhanh chóng; “cái lợi trước mắt” – người Việt thường thực dụng như thế đó.

Anh Dev: Vẫn quay về câu chuyện utilities thôi. Cái nào tiện lợi – lợi ích thì xài. Suy nghĩ phiến diện của anh.

Chị QC: Haha, lâu lâu viết một bài mà gây tranh cãi quá, tới anh Dev cũng lên tiếng thì hiểu rồi đó, không chừng là dụng ý của Py à nha.

Thật sự vừa đánh game, vừa đọc tin nhắn rất thách thức, may mà vẫn thắng. Xong trận, Py mở lap, ngồi vào bàn, mở Messenger, cũng có thể nói là lại bắt đầu một “trận” khác.

Anpy: Hm… thật sự hồi em viết bài này, em chỉ muốn chia sẻ thêm một góc nhìn về ví điện tử và ngân hàng số thôi à. Big thanks @Anh Dev với @Chị QC luôn ạ, viết bài mà được góp ý, em máu viết hẳn, hihi.

Anpy: Có vẻ như em chưa giải quyết tốt chỗ khái niệm cho lắm. Thật ra facility với utility ở đây là cách hiểu thôi à, chứ cũng không có định nghĩa chính xác. Facility là nói về cơ sở hạ tầng cho việc thanh toán, ví dụ như hệ thống bank transfer nè, trong hệ thống này chỉ có ngân hàng là chủ yếu, ngân hàng thì sẽ được phát hành thẻ, tài khoản, tương đương định danh một điểm nhận/chuyển tiền trong toàn hệ thống. Còn utility là nói thuần về tiện ích thôi, ví dụ app ngân hàng tích hợp thanh toán điện, nước, học phí để user xài cho tiện hơn.

Py trích dẫn lại tin nhắn của anh Dev, đoạn “Vẫn quay về câu chuyện utilities thôi. Cái nào tiện lợi – lợi ích thì xài…”

Anpy: Dạ đúng rồi, đến cuối cùng thì bên nào cũng hướng đến việc tiện hơn, nền kinh tế trải nghiệm mà. Cho nên trong dài hạn em muốn đi theo hướng CX nhiều hơn đi theo các dự án thiên về tech như là build luồng thanh toán mới.

Anh Dev: Ủa sao hồi xưa làm Face Payment[3] bảo thấy dự án hay lắm, học được nhiều lắm mà.

Anpy: Thì cái mình làm được, chưa chắc là cái mình thích mà anh. Em giờ khác ngày xưa rồi, định hướng nghề nghiệp cũng phải rõ ràng hơn chứ ạ. Có cái nết hay cãi cãi thì em chưa sửa được thôi.

Anh Dev: Thôi, không cần sửa, để mua vui cũng được, hehe.

Chị QC dẫn lại tin nhắn của anh Dev, đoạn “Đến một thời điểm app của Ngân hàng có dịch vụ X trong khi MoMo đã có dịch vụ X trước đó và người dùng đã dần quen rồi …”

Chị QC: À, em nghĩ vụ đi trước không ảnh hưởng nhiều lắm. Tính ra MoMo là ví điện tử thứ hai có trên Grab á chứ, mới lên hồi tháng 11 năm ngoái, trước đó cũng có ví khác lên rồi. Mà từ ngày có MoMo thì em chỉ dùng MoMo thôi. 

Anh Dev: Em tính như hardcore user[4] của MoMo rồi còn gì.

Anpy: Dạ cái này có thể giải thích theo triết lý đua thuyền á @Chị QC.

Anh Dev: Tới cái gì nữa vậy? (kèm icon cười ra nước mắt)

Anpy: Bữa em xem phim, thấy cách diễn đạt này cũng hay hay, nói chung chỉ là lợi thế của người tiên phong thôi á anh.

Anpy: Đại loại, trong một cuộc đua, thuyền dẫn đầu vốn dĩ không cần làm gì nhiều, thậm chí không cần cải tiến kỹ thuật để bứt phá, chỉ cần thuyền sau làm gì thì cứ làm y chang, như vậy là đủ giữ vị trí dẫn đầu rồi.

Anh Dev: Miễn cưỡng thì cũng có lý.

Anpy: Miễn cưỡng đâu anh, rõ ràng là có lý mà.

Chị QC: Haha, okay’s.

Anpy: Ủa alo, huhu… Mà em lập luận ngược chỗ này xíu nha, nếu đúng là user sẽ luôn ưu tiên chọn cái gì tiện cho mình thì rõ ràng MoMo đang làm quá tốt trong mảng ví điện tử, kiên trì suốt 10 năm, chiếm gần 70% thị phần lận mà. Nên em nghĩ, có thể nếu cùng một UX, cùng một tính năng, user sẽ chọn MoMo, kiểu như một thói quen luôn. Như chị QC nè, cuối cùng vẫn chọn MoMo thanh toán trên Grab thôi.

Chị QC: Haha, chị sai quá sai, kiếm sẵn cho em cái cớ.

Anpy: Đâu, do em lập luận tốt thôi, hihi. 

Anh Dev: Okay’s

Anpy: Nữa… 

Nói đoạn, cả hội lại kéo nhau cày rank, đánh ba trận thắng hai, có thể miễn cưỡng nói rằng hội ba người này vẫn còn hợp tác với nhau khá ăn ý. Tạm xem đây là tín hiệu tốt cho những lần thảo luận tiếp theo, có thể vẫn tiếp tục về ví điện tử, ngân hàng số, hay là nhiều khía cạnh thú vị khác xoay quanh nghề product, ngành công nghệ và chắc chắn không thể thiếu câu chuyện về những người làm nghề trong ngành.


[1] Trace bug: Ý nói về việc Dev, QC, PO cùng làm việc với nhau để tái hiện bug, tìm lỗ hổng và sửa lỗi, đây là việc diễn ra rất thường xuyên khi làm sản phẩm công nghệ. 

[2] Trích từ Ví điện tử và ngân hàng số (1)

[3] Face Payment: một dự án Py may mắn được tham gia, xem thêm tại MoMo trình làng tính năng thanh toán bằng nhận diện gương mặt

[4] Hardcore user: ý nói về những user thường xuyên sử dụng và yêu thích một sản phẩm công nghệ, cũng là từ thường được sử dụng khi “làm nghề” product.

Một vài bài viết liên quan khác:


Cám ơn bạn đã nán lại cho đến những dòng cuối cùng này.

Chúc bạn nhiều may mắn và bình an.

Anpy


Comments

One response to “Ví điện tử và ngân hàng số (2)”

  1. Tên gì cho ngầu bây giờ Avatar
    Tên gì cho ngầu bây giờ

    Vẫn là câu hỏi “Ví điện tử ở trạng thái *** và hành động của chúng ta”

    -> Sợ hãi qua, thôi chạy đi code 😀

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *