Pareto, hay tên thường gọi là nguyên tắc 80/20, vốn dĩ không quá xa lạ với những “người làm sản phẩm” nói riêng hay các vị trí mang tính chất “project owner” nói riêng. Phát biểu một cách đơn giản, Pareto rule giải thích 80% kết quả là do 20% nguyên nhân tạo ra. Và câu chuyện muôn thuở vẫn ở đó tương tự như nhiều “nguyên tắc” khác: lý thuyết và thực hành vốn dĩ cách nhau một bức tường dày được xây bằng trải nghiệm.

Lý thuyết

​Nguyên tắc Pareto đặt theo tên của nhà kinh tế học người Ý, Vilfredo Pareto, ông bắt đầu hành trình nghiên cứu của mình từ việc quan sát thấy rằng 80% tài sản ở Ý thuộc sở hữu của 20% dân số. Kể từ khi xuất hiện, nguyên tắc 80/20 đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, với mục đích chính là hướng đa phần nguồn lực tập trung vào những vào những yếu tố quan trọng nhất. 

Trong kinh tế học, nguyên tắc này cũng liên quan đến lợi ích cận biên giảm dần, tức là mỗi đơn vị nỗ lực thêm vào sẽ mang lại ít lợi ích hơn so với đơn vị trước đó1. Khi thực hiện một công việc nào đó, ban đầu, mỗi đơn vị thời gian, nguồn lực, hoặc nỗ lực bỏ vào sẽ tạo ra lợi ích lớn. Tuy nhiên, sau một ngưỡng nhất định, lợi ích từ việc đầu tư thêm sẽ bắt đầu giảm dần. 

Thực hành

Tạm mượn ví dụ giả tưởng tại Zsy-peasy, một start-up chỉ tồn tại trong “vũ trụ” Anpylogue, để kể về cách PO có thể áp dụng Pareto vào công việc hàng ngày như thế nào. Nhắc lại một chút về bối cảnh, Xsy-peasy là website  trẻ hướng tới những người yêu thích khám phá các hoạt động workshop như vẽ tranh, làm gốm, cắm hoa… Với đặc thù của một trang booking, bài toán kinh điển mà team PO cần dành nhiều tâm sức suy nghĩ là: users dành rất nhiều thời gian trên trang danh sách các workshop, nhưng lại không hoàn thành nhiều booking như kỳ vọng. 

Ban đầu, một vài giả định được đưa ra như do giao diện (UI) chưa tốt, có thể cần cải tiến lại toàn bộ layout hay bổ sung thật nhiều tính năng bộ lọc (filter), sort, và các tiện ích khác để users dễ dàng lựa chọn hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung cải tiến dựa vào trực giác hoặc phỏng vấn nhỏ lẻ vài người quen thì khả năng cao cần phải sắp xếp resource cho rất nhiều ý tưởng nhưng chưa rõ kết quả. Đây là lúc tư duy Pareto phát huy rõ tác dụng trong việc khoanh vùng vấn đề.

Sau khi lập bảng thống kế số lượng booking theo nhóm workshop, một insight rất “Pareto” thường dễ nhìn thấy là: khoảng 80% users chỉ tập trung tương tác (click, booking) với khoảng 20% số lượng các workshop nổi bật nhất. Trong khi đó, 80% workshop còn lại gần như không thu hút đủ sự chú ý. Như vậy, vấn đề không nằm ở số lượng tính năng, mà là do cách trình bày nội dung, khiến users bị quá tải khi phải “lọc” workshop bằng mắt thay vì cách nào đó thuận tiện hơn. Điều này đúng với tâm lý “decision fatigue” – càng nhiều lựa chọn, người dùng càng mất nhiều thời gian để quyết định, dẫn tới khả năng họ bỏ ngang cao hơn2.

Từ insights này, các giải pháp cần được ưu tiên là hoàn thiện tính năng lọc thông qua việc sắp xếp kết quả tìm kiếm theo tiêu chí như độ phổ biến, rating cao, hoặc gợi ý dựa vào lịch sử tham gia của users.

Một ví dụ thực tế khác, Netflix đã giảm số lượng mục hiển thị trên trang chủ và tập trung chủ yếu vào những nội dung phổ biến nhất,từ đó thời gian users tương tác trên app cũng tăng trưởng đáng kể3.

Cũng có thể nói, trong UX, việc áp dụng nguyên tắc 80/20 giúp PO tập trung vào những tính năng, yếu tố thiết kế thật sự quan trọng đối với users thay vì “làm mọi thứ”. Đây cũng là cách giúp sản phẩm giữ được sự tinh gọn, tránh trở nên quá phức tạp do cố gắng đáp ứng quá nhiều yêu cầu.

Khoảng cách

Gần như không có một công thức hay cheat sheet nào để áp dụng nguyên tắc 80/20. Tương tự như nhiều nguyên tắc khác, đối với Py 80/20, giống như một loại tư duy. Vì thật ra gần như không có cách nào có thể xác định chính xác “100%”, nên cách đánh giá 80/20 cũng chỉ mang tính ước chừng, tương đối. Để lấp đầy con đường từ lý thuyết và thực hành, cần nỗ lực rất nhiều trong việc gom góp từng phiến đá kinh nghiệm.

Tức là, cắt UX, tinh gọn tính năng không hẳn là cách áp dụng duy nhất của Pareto khi làm sản phẩm. Hoặc thậm chí, không cần phải đi qua nhiều nghiên cứu kỹ lưỡng hoặc cẩn thận phân tích, với những bài toán, các PO lão làng có thể nhanh chóng nhận ra “chỗ ngứa” và cung cấp công cụ hoặc cả dịch vụ gãi ngứa phù hợp. Vẫn là câu nói đó: đọc nhiều vào, quan sát nhiều vào.

Từ góc nhìn của người làm sản phẩm, thì nhu cầu của end-users nên được đặt ở vị trí đầu tiên trong các ngữ cảnh phân tích. Chẳng hạn, nếu việc tìm kiếm workshop là blocker chính đối với users của Xsy-peasy thì job-to-done của PO là deliver được giải pháp cụ thể (cập nhật rule search và trả kết quả, gợi ý các workshop users đã từng xem trước đó, giới thiệu chương trình promotion đối với các booking chưa hoàn thành…) để đáp ứng nhu cầu này. Mặc dù có thể sẽ phải đánh đổi bằng việc thay đổi hoàn toàn layout của page (có thể ảnh hưởng đến design system của toàn web) hoặc thậm chí cần cập nhật toàn bộ technical solutions hiện tại thì vẫn nên ưu tiên những gì đáp ứng được nhu cầu của users thay vì cứng nhắc chỉnh sửa theo những gì đang có.

Khác với “Elevator Pitch”, Pareto nên là nguyên tắc PO nên nằm lòng. Giữa thế giới ồn ào đầy request từ nguồn internal và external thì thì tư duy 80/20 chính là chiếc bánh lái giúp PO vững vàng rẽ sóng, hướng thẳng về product goals.


[1] Azad, K. (n.d.). Understanding the Pareto Principle (The 80/20 Rule). Retrieved  from BetterExplained.

[2] UX Magazine. (2018). How Netflix Uses Psychology to Perfect Their Customer Experience. Retrieved from UX Magazine.

[3] UX Collective. (2022). Hick’s Law: Making the choice easier for users. Retrieved from Growth.Design.


Trong bài viết, Py chưa đề cập đến nhiều hướng tiếp cận khác cụ thể hơn về Pareto, vẫn là, mong “bạn đọc” có thể gửi lại vài dòng ngẫm nghĩ về nguyên tắc “do more with less” nổi tiếng này.

Cám ơn bạn đã nán lại cho đến những dòng cuối cùng.

Chúc bạn nhiều may mắn và bình an.

Anpy


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *